Singapore: Quốc gia phát triển Logistics thứ 2 thế giới

Cảng Singapore - Port of Singapore Authority.

Toàn cầu hóa logistics là xu hướng phát triển tất yếu của thời buổi kinh tế hiện đại. Nắm bắt được xu hướng mang tính cách mạng này, kết hợp với vị trí địa lý thuận lợi. Singapore đã vương mình để trở thành quốc gia giàu nhất ASEAN và là một trong những nước nhỏ đã thành công rực rỡ với toàn cầu hóa logistics trên thế giới hiện nay. Cùng với Cảng biển Rotterdam (Hà Lan), Cảng Singapore hiện đang là cảng biến lớn thứ 2 trên thế giới hiện nay.

Cảng Singapore - Port of Singapore Authority.

Cảng Singapore – Port of Singapore Authority.

Bí quyết cho sự thành công rực rỡ của ngành Logistics Singapore hiện nay đến từ:

1. Vị trí địa lý thuận lợi:

Cảng Singapore (PSA _ Portof Singapore Authority) đã phát huy tối đa thế mạnh về vị trí địa lý nằm ngay trên đường “xích đạo” của mình, cảng hầu như không bị giông bão hay thời tiết xấu nào đe dọa đến. Bến cảng và sân bay hầu như hoạt động thông suốt trong suốt năm, thuận lợi cho xếp dỡ hàng hóa. Cảng Singapore còn được triển khai xây dựng và phát triển với kết cấu hạ tầng hiện đại, sẵn sàng tiếp thu hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới với số lượng lớn.

Mỗi ngày, Singapore có 11 triệu lượt chuyến vận tải hàng hóa và hành khách nội địa, quốc tế. Năm 2010, Cảng biển đã thông qua hơn 503 triệu tấn hàng hóa trong đó có 28,4 triệu TEUS, hàng năm có 140.000 lượt tàu biển cập bến và trở thành cảng trung chuyển số 1 trên thế giới.

Từ năm 2005-2010 Cảng Singapore là cảng container hàng đầu thế giới, chiếm 1/6 sản lượng toàn cầu, có 1,2 triệu TEU đông lạnh được xếp dỡ ở đây, phục vụ cho 200 hãng tàu quốc tế và nối kết với 600 cảng biển của 123 quốc gia. Ngoài ra Cảng Singapore còn quản lý 4 trung tâm phân phối hàng hóa trong khu vực và trên thế giới với sức chưa trên 600.000 m3 hàng hóa.

2. Định hướng rõ ràng từ chính phủ và sự đầu tư phát triển công tác Giáo dục Đào tạo:

Chính phủ Singapore nhận thức rất rõ vai trò của logistics với sự phát triển của quốc đảo này, cũng như nhận thức đầy đủ thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với hệ thống logistics quốc gia. Từ nhận thức đó, Chính phủ Singapore đặt mục tiêu phát triển Singapore trở thành trung tâm logistics tích hợp hàng đầu thế giới với năng lực vận tải hàng hải, hàng không và đường bộ vượt trội. Trong đó chú trọng 3 giải pháp: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho vận tải logistics như ưu đãi thuế cho các công ty tàu biển quốc tế; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực logistics và phát triển kinh doanh cho các công ty Singapore thông qua Quỹ Hàng hải; khuyến khích các công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống logistics toàn cầu, khuyến khích các công ty đa quốc gia, các nhà dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại nước mình bên cạnh việc đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng logistics quan trọng, có quy mô lớn, hiện đại… Chính vì vậy, hiện nay, logistics đang có sự đóng góp khoảng 8% GDP vào nền kinh tế Singapore.

Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống logistics trong nền kinh tế, Chính phủ Singapore đã chú trọng đầu tư có chọn lọc và xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở đào tạo chất lượng cao về chuyên ngành logistics. Mục đích là vừa tạo ra được nguồn lao động phục vụ hoạt động trong nước. Vừa mời thêm được các chuyên gia từ nước ngoài về giảng dạy và phát triển hệ thống logistics còn non trẻ này.

3. Những chính sách tốt từ chính phủ Singapore

Những chính sách và cơ chế phát triển phù hợp được chính phủ Singapore đưa ra trong từng giai đoạn tăng trưởng kinh tế đã thực sự thành công. Từ việc xây dựng các cảng biển, trung tâm Logistics, trung tâm thương mại tự do cho đến các trung tâm phân phối hàng hóa khu vực. Chính phủ Singapore còn nâng cấp, cập nhật và thay đổi theo xu thế phát triển của thế giới. Thành công của những chủ trương điện tử hóa đất nước, container hóa cảng biển và logistics toàn cầu là tiền đề quan trọng để đưa ngành logistics của Singapore trở thành một ngành công nghiệp dịch vụ logistics, có mức đóng góp 8% GDP/năm.

Hiện có 25 nhà cung cấp dịch vụ 3PL hàng đầu thế giới và 17 LSP hoạt động tại Singapore, nổi bật là DB Schender quản lý 11.000 nhân viên, DHL có 30.000 nhân viên.

Hiện nay, Singapore có 7 khu vực tự do thương mại, trong đó 6 khu giành cho vận tải biển và một khu tự do thương mại hàng không tại Sân bay Changi. Nơi đây logistics hàng không hoạt động rất sầm uất, phục vụ 43 triệu/lượt hành khách di chuyển đến 200 thành phố trên toàn cầu, vận chuyển khoảng 1,81 triệu TEU/năm.

BT: Bài viết có sử dụng thông tin từ nhiều nguồn trên internet và các trang báo điện tử như Vietnam Logistics Review và Vietnam Economic News.

Giới thiệu trường dạy chuyên ngành Logistics tại Singapore

Lời khuyên dành cho những bạn đang có dự định dấn thân vào ngành nghề Logistics hiện nay là các bạn nên đạt được các băng cấp về logistics trình độ Thạc sĩ hoặc bằng Đại học Logistics được đào tạo ở nước ngoài. Khi đó cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ rộng mỡ hơn và các doanh nghiệp cũng đủ tự tin để tuyển dụng bạn cho những vị trí cao hơn.

 Trường Đại học Curtin Singapore - Curtin Singapore facade

 Trường Đại học Curtin Singapore – Curtin Singapore facade

Hiện tại đại học Curtin Singapore đang có chương trình Thạc sĩ phù hợp cho các bạn đã tốt nghiệp và mong muốn bổ sung kiến thức trong lĩnh vực Logistics, cũng như các bạn đã đi làm muốn có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Chương trình Thạc sĩ Logistics tại Curtin được đánh giá nằm trong top 2 trường đào tạo Thạc sĩ Logistics tốt nhất nước Úc năm 2013/2014.

Các khóa học Thạc sĩ không yêu cầu sinh viên về kinh nghiệm làm việc và chấp nhận các bạn đã tốt nghiệp đại học từ chuyên ngành không liên quan.

Ngoài ra, nhà trường còn ưu ái dành nhiều suất học bổng khuyến học cho các sinh viên Việt Nam đăng ký vào học chương trình Thạc sĩ cho năm 2015 như sau:

Loại học bổng Chương trình Điều kiện Trị giá học bổng
2.Hoc bổng 3.2015 cuả Curtin University (Curtin Heritage Scholarship) Thạc sĩ (các chuyên ngành) Tốt nghiệp Cử nhân tại Đại học được Curtin công nhận, IELTS 6.5 (*) S$5,376, tương đương 91 triệu VND

(*) các suất học bổng này vẫn được áp dụng cho học sinh đăng ký chương trình tiếng anh của Đại học Curtin Singapore, hoàn tất kỳ thi cuối kỳ của lớp tiếng anh Academic 3 (AE3) và bắt đầu khóa học chính trong năm 2015 nếu học sinh chưa có IELTS hoặc TOEFT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *