Hội nhập logistics là chìa khóa tăng trưởng kinh tế ASEAN

Hội nghị quan chức cấp cao về kinh tế ASEAN lần thứ 42 (SEOM 42) đã khai mạc với Hội thảo chuyên đề thực thi lộ trình hội nhập dịch vụ logistics do các trưởng nhóm quan chức cấp cao chủ trì cùng các doanh nghiệp Logicics của ASEAN và Việt Nam.

Quang cảnh hội thảo dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics là hàng loạt hoạt động kinh doanh trải dài trong các khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phẩm, đóng gói, tiếp thị, giám sát lưu thông… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống giao thông, vận tải truyền thống.

Dịch vụ này ưu việt hơn các dịch vụ vận tải thông thường ở chỗ tồn tại một nhà cung cấp giải pháp vận tải dựa trên việc lập kế hoạch, thực thi và quản lý chặt chẽ các luồng hàng hóa, ứng dụng công nghệ thông tin để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Dịch vụ này cũng góp phần giảm chi phí vận chuyển, tăng tổng thu nhập quốc doanh. Ước tính nếu giảm 10% chi phí vận chuyển thì GDP quốc gia sẽ tăng 0,5%.

Hội thảo chuyên đề về thực thi lộ trình hội nhập về dịch vụ logistics đã khẳng định ASEAN tất yếu coi trọng tăng cường hội nhập ngành logistics trong khu vực, coi đây là mắt xích quan trọng và là “chất keo” kết dính để kết nối các công đoạn sản xuất và vận chuyển giữa các nước ASEAN trong một không gian chung.

Đồng thời, khẳng định vị trí chính trị, kinh tế của ASEAN là cửa ngõ thông thương của các châu lục và cường quốc kinh tế trên thế giới. Qua 2 năm đầu tiên của lộ trình hội nhập logistics tính đến thời điểm này, ASEAN đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng.

Nước đương nhiệm Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam là quốc gia đi đầu về xây dựng hệ thống “mềm” trong phát triển lĩnh vực logostics. Logistics ở Việt Nam hiện nay chiếm từ 15 – 20% GDP, khoảng trên 12 tỷ USD với trên 800 doanh nghiệp Logistics.

Tuy vậy, cũng như các nước ASEAN các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ nên việc tổ chức kinh doanh chưa thực sự chuyên nghiệp; vẫn tồn tại thực trạng cạnh tranh không lành mạnh gây tổn thất cho các doanh nghiệp trong ngành.

Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng hội nhập Logistics trong ASEAN cần thể hiện trong chiến lược phát triển logistics của từng quốc gia để là chìa khóa thành công nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế mỗi nước thành viên ASEAN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *